Phụ huynh có nên cho con khởi nghiệp từ nhỏ?
24/07/2019 | 1357
Khởi nghiệp là con đường khá khó khăn, nhưng không ít người trẻ, thậm chí là các em học sinh đang đi học, đã sớm nhen nhóm ước mơ hiện thực hóa ý tưởng của mình với mong muốn được khởi nghiệp từ nhỏ. Vậy, với cương vị là người làm cha mẹ, chúng ta có nên ủng hộ con em mình trở thành những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi?
Trẻ em là để học…
Có ý kiến từ các bậc phụ huynh cho rằng, trẻ còn nhỏ thì nên chuyên tâm học hành thật tốt, chuyện kinh doanh, kiếm tiền nên để sau này. Chị Thái Thu (37 tuổi, quận Gò Vấp, TPHCM) nêu quan điểm: “Tôi không khuyến khích con tập kiếm tiền sớm vì con trẻ có thu nhập riêng dễ khiến trẻ có tư tưởng sa đà vào việc ham mê tiền bạc mà quên mất nhiệm vụ chủ yếu là học tập.”
Thực tế, việc cho trẻ khởi nghiệp từ nhỏ đã rất phổ biến tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Nhật, Singapore... Các bậc phụ huynh ở những quốc gia này sẽ tạo điều kiện cho con mình phát triển ý tưởng khởi nghiệp ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời, luôn ủng hộ, giúp đỡ sát sao để thực hiện ‘giấc mơ trưởng thành’ này của trẻ.
Jenk Oz, 12 tuổi, hiện là giám đốc điều hành trẻ nhất của Vương quốc Anh và tự xưng là "kẻ cai quản các thứ Cool" tại iCoolKid, một trang web cung cấp tất cả mọi thứ từ thông tin về khoa học công nghệ, câu chuyện kinh doanh thú vị, tin tức về âm nhạc mới và thú vị nhất, và thu về hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày do cậu bé sáng lập ra. Công ty non trẻ này được tài trợ bởi mẹ của Oz, bà Carmen Greco, cựu giám đốc điều hành của Goldman Sachs và UBS, và cha của cậu bé, một bác sĩ. iCoolKid của Oz hiện nhận được 2.000 lượt truy cập mỗi ngày, có 55.000 người theo dõi trên mạng xã hội.
…và khởi nghiệp từ nhỏ là cách “học qua dự án”
Khi thấy con mình có mong muốn khởi nghiệp, đó là tín hiệu cho việc trẻ đã trưởng thành và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những điều mình làm. Ngoài phát triển về tính cách (như có chính kiến và trách nhiệm hơn), khởi nghiệp còn giúp nâng cao năng lực toàn diện cho trẻ. Điều này được xem là giá trị to lớn có được từ việc “học qua dự án” khi trẻ khởi nghiệp.
Khi làm việc cho dự án khởi nghiệp của mình, con trẻ phải có sự giúp đỡ từ đội nhóm, do đó, kỹ năng mềm sẽ được rèn luyện từ nhỏ. Và khi cố gắng chinh phục giấc mơ trở thành nhà kinh doanh, nhà lãnh đạo tương lai và đam mê được thử thách thực tế, con trẻ sẽ rèn giũa cho mình nhiều kỹ năng chuyên môn: khả năng tính toán, thuyết trình, sáng tạo ý tưởng, phát triển dự án, sản phẩm… Cùng lúc, không thể chỉ áp dụng lý thuyết có sẵn trong sách vở, mà phải tìm tòi những nguồn kiến thức khác, va chạm thực tế, gặp gỡ và học hỏi từ kinh nghiệm của những người đi trước, con trẻ sẽ được nâng cao tư duy lẫn tầm nhìn thực tiễn…
Những kiến thức được "học qua dự án" không chỉ hữu ích khi con trẻ muốn phát triển theo hướng kinh doanh, bởi việc hiểu về cách thức hình thành, vận hành một doanh nghiệp/dự án, sẽ giúp ích rất nhiều cho con trẻ về sau, chẳng hạn trẻ có khả năng tự mình đánh giá được các doanh nghiệp khác nhau trên thị trường, có chủ kiến cá nhân khi tiếp nhận các vấn đề liên quan đến kinh doanh, thương mại... Đây cũng là cơ hội để trẻ kết hợp được thực tế và lý thuyết vào việc học tập tại trường, ứng dụng vào công việc sau này khi ra trường, đặc biệt là có kinh nghiệm khởi nghiệp để thành công sớm hơn trong tương lai.
Phương pháp “học qua dự án” do vậy, luôn được đề cao tại các nước có nền giáo dục phát triển. Những dự án khởi nghiệp khó và phức tạp là tiền đề để con trẻ mài giũa các kỹ năng cần thiết cho một tương lai sớm thành công vượt trội. Và đó là lợi thế mà những đứa trẻ chỉ tiếp cận với kiến thức sách vở đơn thuần, thiếu “học qua dự án” không thể nào có được.
Phụ huynh cần làm gì?
Theo kinh nghiệm từ người đi trước đúc kết, các yếu tố tự nhiên như thiên hướng, năng khiếu chỉ chiếm khoảng 30% lý do một cá nhân trở thành doanh nhân, có tới 70% còn lại là do môi trường, gia đình, xã hội và đào tạo mà ra. Và như một nguyên lý, để có một nền kinh tế năng động và tăng trưởng tốt, quốc gia cần liên tục sản sinh ra những “tài năng khởi nghiệp” mới. Do đó, nếu con đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp, phụ huynh nên là người đồng hành, và hơn cả, là người cố vấn để giúp con có thể hiện tài năng của mình cũng như có điều kiện học hỏi, mài giũa bản thân. Khởi nghiệp, chính là trẻ đang học mỗi ngày để phát triển kỹ năng, kiến thức và đầu tư vững chắc cho tương lai.
Có thử thách mới tiến bộ, có thất bại mới thành công. Vì thế, phụ huynh nên ủng hộ và là người bạn đồng hành, giúp con trẻ có niềm tin để thử sức với giấc mơ khởi nghiệp.
Với mong muốn giúp thế hệ trẻ Việt Nam được tiếp cận với khởi nghiệp từ sớm, GPA English đã tiên phong mang cuộc thi khởi nghiệp quốc tế SAGE WORLD CUP về Việt Nam với tên gọi chính thức SAGE VIETNAM. Qua gần hai thập kỷ tổ chức, SAGE WORLD CUP đã thu hút hơn 12.000 học sinh tại 22 nước tham gia và đã chắp cánh cho hàng ngàn giấc mơ khởi nghiệp của học sinh thành hiện thực. Để biết thêm chi tiết về cuộc thi cũng như cách thức đăng ký tham gia, phụ huynh và học sinh vui lòng tham khảo tại đây.
Bài đăng trên báo Dân trí (link)
- Tin tức nổi bật
-
Tuyển sinh khóa WSC - Luyện thi The
7 năm trước
Đây là khóa học nhằm xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng cho các bạn học sinh có ý
-
Ưu đãi tháng 10 dành cho học viên
7 năm trước
Từ 01/10/2017 - 31/10/2017, GPA English có chương trình khuyến mãi dành riêng cho học
-
GPA English - Chương trình ưu đãi học
7 năm trước
Nhân dịp 30/4 - 1/5, GPA English xin gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi lên đến
- Khoá học nổi bật
-
Luyện thi - Test Prep
7 năm trước
Test Prep - Luyện thi Bí quyết chinh phục chứng chỉ quốc tế (IELTS, WSC…) thành công
-
Tiếng Anh và tư duy phản biện -
7 năm trước
Khóa học tiếng Anh và Tư Duy Phản Biện Dành cho học sinh 7 - 15 tuổi Chương trình do Thạc
-
Thuyết trình - Public Speaking
7 năm trước
Public Speaking - Khóa thuyết trình bằng tiếng Anh Bí quyết để diễn thuyết trôi chảy, tự
-
Viết học thuật - Academic Writing
7 năm trước
Viết học thuật - Academic Writing Cách nhanh nhất để làm quen và thành thạo kĩ năng viết
-
Tiếng Anh & Kỹ năng qua dự án -
6 năm trước
Nâng cao trình độ tiếng Anh, củng cố kiến thức phổ thông, hình thành kỹ năng thế kỷ 21.