Gpa English

Không phải là môn học quan trọng nhất với trẻ nhưng 9 kỹ năng dưới đây phải có mới thành công

07/05/2018 | 1357

Có một thực tế ngày nay là bố mẹ chỉ chú trọng đầu tư cho con học toán, tiếng Anh…với mong muốn tương lai con sẽ thành công, kiếm được công việc tốt. Tuy nhiên xu hướng tuyển dụng hiện nay đang có nhiều thay đổi, xã hội không còn quá chú trọng vào tấm bằng. Thay vào đó các công ty, doanh nghiệp đòi hỏi nhiều hơn tới các kỹ năng mềm - thứ mà trường học hiện nay đang không truyền đạt được cho trẻ.

Dưới đây là 10 yếu tố nhất định phải có - nếu con muốn đạt được thành công. 

1. Kỹ năng sáng tạo

Không có gì ngạc nhiên khi các yếu tố sáng tạo lại thuộc top đầu trong danh sách. Kỹ năng này không chỉ tốt trong học tập mà còn rất hữu ích khi đi làm. Đơn giản vì thị trường thế giới hiện nay cạnh tranh hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta chỉ đi theo lối mòn thì khó có thể phát triển sản phẩm và thu hút người dùng. Đó chính là rào cản dẫn tới sự thành công, không chỉ của cá nhân mà cả tập thể và doanh nghiệp. 

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Có thể nói đây là kỹ năng quan trọng nhất, là yếu tố để tồn tại và phát triển trong hiện tại và tương lai. Từng phút từng giây thế giới đổi thay liên tục. Nếu trẻ không giải quyết được vấn đề, con sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí là bị gục ngã. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp con biết được chính xác đâu là mấu chốt của sự vật sự việc, tìm kiếm và đưa ra một giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn; từ những vấn đề giản đơn như đi mua sắm đồ hay xử lý các sự cố trong cuộc sống.

3. Tư duy phản biện

Khả năng tư duy phản biện là điều cần thiết cho sự thành công trong tương lai, nhất là trong một thế giới đang thay đổi. Đây chính là cách suy nghĩ nhiều chiều, logic và khoa học; dựa trên những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể để đưa ra giải pháp/ quyết định cuối cùng. Người có tư duy phản biện có khả năng độc lập cao, tự tin về bản thân, phát triển tốt hơn các kỹ năng giải quyết vấn đề hay sáng tạo.

4. Kỹ năng lãnh đạo

Lãnh đạo là một trong những kỹ năng có thể thay đổi cuộc đời con của bạn. Một người là lãnh đạo cần phát triển mạnh về khả năng tư duy, giải quyết vấn đề; không chỉ cần giỏi chuyên môn mà còn phải biết quản lý, truyền cảm hứng, trao quyền và khuyến khích những người khác.

5. Kỹ năng giao tiếp

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, việc giao tiếp không chỉ còn là sự tương tác mặt đối mặt. Chúng ta giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng công nghệ nhiều hơn bao giờ hết. Muốn làm việc gì hiệu quả, chúng ta đều phải biết cách giao tiếp với nhau. Giao tiếp đúng mục tiêu, làm việc sẽ năng suất hơn, ít căng thẳng hơn và mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

6. Kỹ năng hợp tác

Hiểu nôm na đây chính là kỹ năng làm việc nhóm. Bất kể trong học tập hay môi trường làm việc, chúng ta đều phải kết nối và hợp tác với nhau, cho một mục đích chung như được điểm cao, kết quả công việc tốt… Kỹ năng này đóng một vai trò quan trọng và là một trong số những kỹ năng học tập suốt đời mà tất cả các học sinh nên phát triển.

7. Kỹ năng quản lý thông tin

Về cơ bản là tất cả thông tin đều có trên Internet, và nó mỗi ngày một nhiều hơn. Chúng ta cần biết tìm kiếm, chọn lọc và xác định xem đâu là thông tin giá trị, đâu là thông tin giả mạo. Nhờ đó có thể tạo ra các giải pháp và sản phẩm chính xác, hữu ích hơn; phục vụ tốt hơn cho cuộc sống con người.

8. Khả năng thích nghi

Như đã nói ở trên, thế giới đang thay đổi từng giây từng phút. Và chúng ta phải linh hoạt thích nghi, ngay trong cuộc sống cá nhân của mình. Các xu hướng kinh doanh, công nghệ, truyền thông… đổi thay liên tục, kéo theo đó là những xu hướng khác đi kèm. Nếu biết thích nghi và theo kịp, đón đầu được các xu hướng, trẻ sẽ nắm bắt được những cơ hội tốt, biết tậ dụng húng khi có thể. Nhờ đó con tồn tại được và thành công bất kể đang ở trong hoàn cảnh nào.

9. Trí tò mò

Phát triển trí tò mò chắc chắn là một trong những kỹ năng học tập có lợi nhất suốt đời mà trẻ có thể có. Việc nuôi dưỡng sự tò mò sẽ giúp trẻ yêu thích học, chủ động học từ đó tiếp thu kiến thức tốt hơn, hiệu quả hơn. Vì lẽ đó chúng ta không cần phải nhắc nhở, phải o ép con học tập. Trí tò mò là động lực suốt đời để con phấn đấu, đi lên và phát triển.