Gpa English

Sự khác nhau trong cách dạy tiếng Anh thông thường với dạy tiếng Anh theo tư duy phản biện

30/10/2017 | 1357

Học tiếng Anh theo cách thông thường, trẻ được dạy học thuộc và rất mau quên. Trong khi đó, học tiếng Anh theo tư duy phản biện, trẻ phải chủ động học và tiếp nhận thông tin, nhờ đó ghi nhớ nhanh và dù lâu đến mấy vẫn áp dụng được ngay kiến thức đó.

Đây cũng chính là lí do mà nhiều bố mẹ quyết định cho con học tiếng Anh theo tư duy phản biện.

1. Về phương pháp dạy

Các lớp học tiếng Anh thông thường, dù theo phương pháp nào khi đến lớp cũng đi theo trật tự: thầy giảng – trò ghi chép; thầy luôn đúng – trò phải nghe. Một số nơi đã có cải thiện về cách thức dạy và học, nhưng nhìn chung vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi “lối mòn” này, thụ động và gây ra nhàm chán. Học sinh không thấy được niềm vui khi khám phá, tiếp cận với kiến thức mỗi ngày.

Trong khi đó, học tiếng Anh theo Tư duy phản biện lại hoàn toàn khác biệt. Học sinh phải chủ động đối với việc học của mình, bằng cách “tăng thời gian đào sâu suy nghĩ”, “giảm thời gian tiếp thu bị động”. Với mỗi nội dung, ví dụ như khi tìm hiểu chủ đề: “Tiền có mua được hạnh phúc không?”; điều đầu tiên các em cần làm là chuẩn bị, thu thập, tìm kiếm thông tin liên quan; xây dựng ý tưởng và giả thuyết về nó. Bất kể câu trả lời là không hay có, học sinh cũng cần phân tích các dữ kiện thu thập được, đánh giá chúng theo các khía cạnh khác nhau rồi đưa ra lý lẽ,  bằng chứng và tiến hành thuyết phục người khác. Cách dạy này không giới hạn suy nghĩ người học, nó khơi dây đam mê học tập và khuyến khích sự sáng tạo. Ngoài việc nghe – nói – đọc – viết nói chung, các em cũng dần làm quen với cách nghiên cứu, suy nghĩ, tư duy… bằng tiếng Anh một cách tự nhiên như người bản địa.

2. Chương trình học

Tại Việt Nam, tiếng Anh được xem là môn học thêm và sách tiếng Anh thường được xây dựng với nội dung độc lập. Các bài học chỉ hướng gói gọn trong mục tiêu phát triển ngôn ngữ, sao cho học viên có thể nhận biết từ, ngữ pháp, phát âm, để nghe được, nói được. Kể cả học theo chủ đề cũng vậy. Ít có liên hệ với các mảng kiến thức khác trong đời sống.

Còn học tiếng Anh theo tư duy phản biện, việc xây dựng chương trình học cần đến các giáo trình chuyên biệt, đặc thù. Do học sinh phải tiếp nhận kiến thức – liên tưởng – tư duy, nội dung học phải mang tính chất rộng mở và đa dạng. Nó không chỉ cung cấp từ, ngữ…mà còn đưa cho các em thông tin cũng như khơi gợi, khuyến khích học sinh tìm hiểu kiến thức của nhiều mảng liên quan như khoa học, văn hóa, xã hội… Nhờ đó học sinh có thể mở rộng hiểu biết về các lĩnh vực. Đây cũng chính là cách mà các nước phương Tây áp dụng để giáo dục được những đứa toàn diện, tài năng.

3. Vai trò của giáo viên

Với cùng một chủ đề, giáo viên bình thường sẽ làm đủ mọi việc, từ giảng dạy, phân tích và chứng minh cho các em. Nhưng giáo viên tư duy phản biện không như thế. Họ đóng vai trò như một người đồng hành đắc lực với học sinh. Họ hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động tìm kiếm, phân tích thông tin, tổng kết rồi thuyết trình, làm việc nhóm. Họ cũng chỉ cho các em cách nhìn nhận thực tế, ứng dụng kiến thức đã học trong cuộc sống hàng ngày. 

Do đó, kết quả của việc học tiếng Anh theo tư duy phản biện cũng trở nên vượt trội. Tự bản thân các em sẽ thấu hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học, luôn chủ động tiếp cận kiến thức theo nhiều chiều; đồng thời được rèn luyện các kỹ năng: tư duy, sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm… Từ đó phát triển cả năng lực lẫn thể lực, tự tin làm chủ cuộc sống của mình.

Thực tế đã cho thấy việc thiếu hụt tư duy phản biện đang là một vấn đề nan giải ở Việt Nam. May mắn thay là nó đang được quan tâm và đã có những lớp học tiếng Anh theo tư duy phản biện như ở GPA. Xem thông tin chi tiết tại đây: https://goo.gl/Pcsb5y