Gpa English

Xu hướng mới trong việc dạy và học tiếng anh thể kỷ 21

29/12/2017 | 1357

Học sinh không thụ động, giáo viên không ra rả giảng bài, xu hướng dạy và học tiếng Anh dưới đây đã đem lại kết quả nhiều người mong đợi.

Tích hợp ngôn ngữ và kỹ năng

Nếu như trước đây chủ yếu là ngoại ngữ được đề cao thì hiện nay, cả tiếng Anh và kỹ năng đều trở thành những nhân tố cần thiết để có thể hội nhập và thành công trong môi trường quốc tế. Chính vì thế, việc chỉ giỏi và thành thạo đơn thuần ngoại ngữ đã không còn là lợi thế đối với nhiều người.

Sự thay đổi này đặt ra yêu cầu phải đổi mới chương trình giáo dục, chuyển hướng sang đào tạo các nội dung, yếu tố mà người học cần. Trong khi đó, tại các môi trường phổ thông, việc rèn luyện ngoại ngữ, kỹ năng chưa được tạo điều kiện tối đa, vẫn còn đang thiếu và yếu.

Cá biệt có một số trung tâm ngoại ngữ đã nắm bắt được xu thế ấy và đưa ra các chương trình giảng dạy tích hợp cả Ngôn ngữ, Kỹ năng; tiêu biểu với các khóa học như: Thuyết trình, Kịch nghệ, Hát hợp xướng, Tranh biện… Những khóa học này được xây dựng với mục tiêu giúp học viên phát triển khả năng giao tiếp, phản xạ, làm việc nhóm…vv…

Các lớp học tiếng Anh kỹ năng thường rất sôi nổi, mang lại nhiều hứng thú cho học sinh

Thực tế cho thấy cách đào tạo này đã mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt, khi mà các em được tiếp cận ngôn ngữ với cách học mang tính thực tế và ứng dụng nhiều hơn. Việc học trở nên thú vị, say mê, không nhàm chán hay gây áp lực.

Theo em Nguyễn Tiến Phú – Học viên lớp Public Speaking – Thuyết trình tiếng Anh tại GPA thì các khóa học tích hợp tiếng Anh - kỹ năng này rất bổ ích: “Nội dung không chỉ hay mà còn khiến em tự tin hơn nhiều, nhất là về khả năng thuyết trình trước đám đông. Cách tiếp cận với tiếng Anh rất mới mẻ, em được thực hành nhiều hơn”.

Cho học sinh tiếp thu cách suy nghĩ, tư duy của người bản xứ

Sở dĩ học sinh Việt Nam dù đã qua 5, 7 trung tâm; học tiếng Anh từ khi còn nhỏ vẫn không mấy ai tự tin sử dụng được, đó là do lỗi mà đa số người mắc phải: học tiếng Anh “câm”.

Tức là đa số chúng ta học thuộc, học bằng mắt thông qua các hoạt động: đọc tài liệu, ghi từ mới, tra nghĩa, kiểm tra phiên âm, viết đi viết lại một cách cẩn thận để không quên kiến thức. Cách học này không những không hiệu quả mà còn đi ngược lại với cách học ngôn ngữ tự nhiên.

Cũng có những người học tiếng Anh khá tốt, thi chứng chỉ đạt điểm rất cao, nhưng khi ứng dụng vào thực tế (khi phải trao đổi, giao tiếp, làm việc với bạn bè quốc tế) thì phản ứng rất chậm, muốn nói hay viết một câu phải đắn đo, suy nghĩ rất nhiều. Đó là do người học (và cả trung tâm) chỉ chú trọng đến mục tiêu ngắn hạn là học để biết tiếng Anh (nghe – nói – đọc – viết) chứ chưa phải học để ứng dụng thuần thục, tự nhiên trong cuộc sống.

Tư duy phản biện là kỹ năng được dạy từ sớm ở nước ngoài, trong khi tại Việt Nam còn đang thiếu và yếu.

Chúng ta đã quên mất một vấn đề quan trọng, muốn thực sự kết nối được với người nước ngoài, chỉ ngôn ngữ thôi là chưa đủ. Chúng ta cần đồng thuận cả với họ về lối suy nghĩ, tư duy.

Đó cũng chính là lí do mà GPA quyết định đưa ra chương trình đào tạo tiếng Anh theo phương pháp độc đáo: theo tư duy phản biện.

Tư duy phản biện là cách nhìn nhận vấn đề đa chiều, vốn được dạy cho học sinh từ nhỏ tại các nước phương Tây. Cốt lõi của phương pháp này là ứng dụng việc hỏi – đáp để mở rộng suy nghĩ, tư duy, phát huy trí tưởng tượng của trẻ.

Hiểu một cách đơn giản, với mỗi chủ đề hay bài học, giáo viên sẽ không áp đặt các em phải tin theo suy nghĩ của mình. Thay vào đó, các thầy cô sẽ liên tục hỏi – đáp để gợi ý học sinh tự tư duy, tự tìm hiểu và tiếp thu kiến thức, thông qua hàng loạt câu hỏi dạng: Tại sao? Em nghĩ thế nào? Nếu…thì…

Mô hình học này tỏ ra hiệu quả với trẻ em ở lứa tuổi nhỏ, khi tò mò là bản tính tự nhiên, mạnh mẽ nhất của các em. Khi được định hướng học tiếng Anh đúng cách ngay từ đầu, các em sẽ say mê và tăng tính chủ động trong học tập, trở nên sáng tạo, tự tin, dễ dàng hòa nhập và thích nghi trong cuộc sống.

Đăng ký ngay để được tư vấn về GPA và các khóa học tiếng Anh kỹ năng, tiếng Anh tư duy: