Gpa English

Làm thế nào để phát triển tư duy cho trẻ?

02/08/2017 | 1357

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu một đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã được dạy các chiến lược tư duy hiệu quả thì cơ hội thành công trong cuộc sống rất cao.

Vậy làm thế nào để phát tiển tư duy cho trẻ? Nuôi dưỡng, bồi đắp trẻ ra sao để hỗ trợ kịp thời sự phát triển trí tuệ, nhân cách giúp con sớm thành công? Nếu đây chính là những điều bạn băn khoăn, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây. Những thông tin đã được các chuyên gia đúc kết từ nhiều năm nghiên cứu. Bạn chỉ việc bỏ ra 5 phút để đọc và áp dụng trong việc dạy con của mình.

Để phát triển tư duy tối đa cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý đến 6 kỹ năng sau:

- Kỹ năng nhận biết:

Bao gồm các hoạt động quan sát và ghi nhớ, nhắc lại được các thông tin như ngày tháng, nơi chốn, sự kiện, màu sắc… Hãy hỏi trẻ những câu bao nhiêu, khi nào, ở đâu, chỉ ra… Ví dụ như: Cái bút này mày xanh hay màu đỏ? Có bao nhiêu quả chuối trong đĩa này?..v.v.. Nên sử dụng các hình ảnh mô tả, minh họa về số lượng – khối lượng cho trẻ hay cho trẻ xem 2 hình có độ lớn/nhỏ khác nhau…

Hãy hỏi trẻ nhiều câu hỏi để con phát triển tư duy và khả năng nhận thức

- Kỹ năng nhận thức:

Nhận thứ ở đây là trẻ cần nắm và hiểu chính xác được vấn đề, bao gồm cả việc nhận biết các sự vật và chất liệu. Hãy hướng con đến việc giải thích, mô tả, dự đoán, phát hiện… Ví dụ như: Con chỉ cho mẹ hình nào là quả táo? Hình nào là quả cam? (cho xem hình mô tả). Nếu trời mưa thì đường sẽ thế nào?

- Kỹ năng áp dụng:

Kỹ năng này đòi hỏi trẻ vận dụng những thông tin chi tiết đã nhận được vào một ngữ cảnh mới để giải quyết hay xử lý 1 vấn đề nào đó. Cha mẹ hãy hỏi con về cách chứng minh, thử nghiệm, chỉ cho mẹ… Ví dụ như: Quả cam với quả bóng có gì giống nhau? Nói cho mẹ xem con mèo kêu thế nào nhỉ?
Những câu hỏi này sẽ làm phong phú cho tư tưởng của trẻ. Chúng sẽ dần hình tành sự tự tin và quý trọng bản thân, cảm thấy hứng thú khi học tập.

- Kỹ năng phân tích:

Cha mẹ có thể hỏi trẻ về quan điểm, nhận thức của con về sự kiện, hiện tượng… Bạn có thể sử dụng những gợi ý đơn giản như tìm điểm khác, so sánh, giải thích… Những câu hỏi này sẽ giúp trẻ nhận ra vẻ muôn hình vạn trạng của thế giới, đồng thời biết bóc tách vấn đề để tìm hiểu ra sự thật đang ẩn giấu.

Sau khi phân tích, trẻ cần được dạy cách hệ thống lại thông tin về sự vật, hiện tượng

- Kỹ năng tổng hợp:

Kỹ năng này hơi khó bởi trẻ cần kết nối các thông tin đã có để hình thành 1 hình ảnh rõ ràng mà có thể trước đó chúng cũng chưa hề nghĩ tới. Bạn nên dùng các cụm từ đơn giản giúp con kết hợp thông tin mình biết để tạo ra 1 ý niệm mới. Ví dụ như: Nếu ly nước bị đổ chuyện gì sẽ xảy ra? Theo con hì ghế ỏ trước hay sau cái bàn?

- Kỹ năng đánh giá:

Kỹ năng này bao gồm việc xem xét, suy luận, quyết định và đưa ra quyết định dựa trên tập hợp các thông tin, điều kiện hoặc tiêu chuẩn đã có, không nhất thiết là đúng hay sai. Bố mẹ có thể đưa ra những đề nghị như: Con hãy đánh giá hành động của Tấm trong truyện Tấm Cám? Con nghĩ cuộc sống sau này của con sẽ ra sao nếu con chăm chỉ học hành?

Giai đoạn này cha mẹ cần kèm cặp, chỉ bảo con tận tình để hình thành cách hành xử dúng đắn.

Tại Việt Nam chúng ta thường chỉ chú trọng cung cấp thông tin, kiến thức cho trẻ. Chưa đi sâu về các kĩ năng tối quan trọng là phân tích, đánh giá… Trong khi đó, ở các nước phương Tây (Anh, Mỹ, Canada..) luôn chú trọng phát triển tư duy cho trẻ thông qua phương pháp phản biện. Chính vì thế, học sinh sinh viên luôn nhẹ nhàng và hứng thú trong học tập, đồng thời phát huy hết khả năng, luôn tự lực, tự cường trong cuộc sống.

♥ Thông tin lớp học tiếng Anh tư duy phản biện (English and Critical Thinking)

♥ Lịch khai giảng các lớp học tiếng Anh tư duy phản biện (English and Critical Thinking)