Gpa English

Hàng chục triệu lao động có nguy cơ thất nghiệp trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

03/08/2017 | 1357

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang phát triển mạnh mẽ. Cùng vời sự tăng trưởng của hệ thống thực ảo, nó đã và đang tạo ra nhiều loại robot có thể chiếm mất nhiều việc làm của con người.

Tại Diễn đàn Davos, Thụy Sĩ, chủ đề được các nhà kinh tế thế giới quan tâm và tập trung thảo luận là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, rất nhiều quốc gia bắt đầu hướng đến việc áp dụng và triển khai cuộc cách mạng này vào các chương trình phát triển kinh tế. Vậy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Nó có ảnh hưởng ra sao đối với Việt Nam? Hãy lắng nghe các chuyên gia trong và ngoài nước giải đáp trong buổi hội thảo quốc tế "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục" do Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức.

Chuyên gia nước ngoài phân tích ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0

Hàng chục triệu người có nguy cơ mất việc

Tại buổi hội thảo, TSKH.Phan Quang Trung - Phó Chủ tịch Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể dẫn đến tình trạng bất bình đẳng ngày càng lớn, đặc biệt là có nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Cùng với sự phát triển của hệ thống thực ảo (Cyber Physical System - CPS), nó đã và đang tạo ra nhiều loại robot có thể chiếm mất nhiều việc làm trước đây vốn chỉ dành cho con người.

Năm ngoái, McDonald's tuyên bố sẽ xây mới thêm 25.000 nhà hàng với cơ chế hoạt động hầu như bằng robot. Thay vì quy mô 10-20 nhân viên như trước, nhà hàng mới sẽ chỉ cần 2-3 người để quản lý. Tháng 5/2016, Foxconn cũng gây sốc khi khẳng định sẽ cắt giảm 60.000 nhân công và thay thế bằng robot. Ngân hàng Anh Quốc còn đưa ra một dự báo đáng lo ngại hơn là sẽ có khoảng 95 triệu lao động truyền thống bị mất việc trong vòng 10-20 năm tới tại riêng Anh và Mỹ. Con số này tương đương với 50% lực lượng lao động tại hai nước này. Không chỉ đe dọa tới việc làm của nhân công trình độ thấp, CPS còn ảnh hưởng lớn đến cả những người có bằng cấp (cao đẳng, đại học trở lên).

Lao động giản đơn không còn cần thiết nữa

TS.Phạm Thị Ly (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) cung cấp thông tin: Theo số liệu của Ngân hàng thế giới năm 2013, Mỹ có 4762 trường Đại học, cao đẳng với dân số 319 triệu. Tương đương tỉ lệ 1 trường/67 nghìn dân. Trong khi đó tại Việt Nam có 425 trường với 90 triệu dân, tỉ lệ 1 trường/212 nghìn dân. 1 số nước Asean như Malaysia, tỉ lệ này là 1 trường/55 nghìn dân. Như vậy, tỉ lệ người vào Đại học, Cao đẳng trên tổng số dân ở độ tuổi 18-22 của ta là rất thấp.

Không chỉ thế, những người có bằng Đại học lẽ ra rất quý giá nhưng lại có hàng ngàn cử nhân thất nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn phàn nàn không có đủ nhân sự làm việc cho mình. Điều đó chứng tỏ có khoảng cách giữa việc đào tạo của các trường Đại học và những gì xã hội đòi hỏi. Theo đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra có thể nới rộng khoảng cách này bởi chất xám sẽ ngày càng quan trọng. Lao động giản đơn sẽ không còn cần thiết nữa. Điều này đặt ra thách thức vô cùng lớn với giáo dục nói chung và đào tạo Đại học nói riêng.

Nếu không chuẩn bị từ bây giờ, trong tương lai con bạn có nguy cơ bị thất nghiệp

Phải làm gì để không bị "nhấn chìm" trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Mặc dù giáo dục Việt Nam liên tục cải tiến trong những năm gần đây, nhưng chủ yếu vẫn đi theo phương pháp truyền thống đã tồn tại hàng chục năm qua. Sinh viên tốt nghiệp ra trường còn rất yếu về việc tiếp thu và vận dụng kiến thức, thiếu sót trầm trọng về tư duy và kỹ năng. Đó là hệ quả tất yếu của việc giảng dạy thụ động, chỉ chú trọng cung cấp lý thuyết và đánh giá chủ yếu dựa trên điểm số.

Cách tốt nhất lúc này là phải thay đổi hoàn toàn phương pháp giáo dục, từ chỗ đào tạo những gì học thuật sẵn có, sang giảng dạy những kiến thức và kỹ năng mà thị trường cần. Nếu chỉ tập trung vào các kỹ năng cụ thể, nghề nghiệp cụ thể, thì con người mà chúng ta đào tạo ra sẽ không thể thích ứng được với yêu cầu của tương lai khi ra trường. Những gì họ học được trong trường sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu, không thể áp dụng được. Cho nên, các trường học phải tập trung vào việc phát triển tư duy, trau dồi khả năng học hỏi suốt đời, khả năng thích nghi với những yêu cầu của công việc.

Bằng 8 năm nghiên cứu các phương pháp giáo dục tại Việt Nam và các nước như Anh - Mỹ - Canada, GPA English đã cho ra đời một chương trình đào tạo tiếng Anh có khả năng đáp ứng được các yêu cầu thực tế của xã hội. Các khóa học của chúng tôi áp dụng Tư Duy Phản Biện vào trong giảng dạy, do các chuyên gia - cố vấn tốt nghiệp các trường Đại học nổi tiếng như Harvard, Mount Holyoke, University of Chicago... xây dựng.

Chúng tôi hiểu rằng dù thế giới có đảo chiều đến đâu, robot, công nghệ cũng do chính con người tạo nên. Chúng không thể thay thế cho những người có trí thông minh và năng lực tư duy mạnh mẽ. Chính vì thế, mục tiêu của GPA là tạo điều kiện phát triển toàn diện cho học viên. Đến với GPA, các em không chỉ được học ngôn ngữ mà còn được bồi đắp kỹ năng tư duy. Từ đó trở nên tự tin, dễ dàng thích nghi và bứt phá giới hạn bản thân, chinh phục được mọi thành công trong cuộc sống.