Gpa English

Giáo dục kiểu Mỹ: Trân quý sinh viên có khả năng phản biện và phát hiện lỗi sai của thầy

03/08/2017 | 1357

(Theo VnExpress) - Nguyễn Quang Thông - chàng trai Việt được 5 trường Đại học hàng đầu thế giới cấp học bổng tiến sĩ đã có 4 năm Du học tại Mỹ. Cậu đặc biệt ấn tượng với cách dạy và học của thầy trò nơi đây. Nhờ được giáo dục theo phương pháp đặc biệt này, Thông đã liên tiếp đạt được những thành tích khiến nhiều người phải trầm trồ, ngưỡng mộ.

Thông chia sẻ, các giáo sư ở đây đánh giá rất cao những sinh viên có khả năng phản biện và chỉ ra lỗi sai của thầy. Vì thế lúc phát hiện ra lỗi sai trong đáp án bài tập về nhà môn Vật lý hiện đại, Thông được thầy cảm ơn và ngay lâp tức nâng điểm từ A lên A+.

Nguyễn Quang Thông (áo trắng) cùng các bạn học

Khi tham gia một lớp chính trị Mỹ với hơn 20 học viên, Thông và các bạn thường xuyên có các buổi thảo luận. Mỗi buổi thảo luận sẽ bàn về một cuốn sách mà tất cả được yêu cầu đọc trước ở nhà. Điểm đặc biệt là cả lớp được phát một con thú nhồi bông nhỏ. Chỉ người đang cầm con thú bông mới được nói, nói xong thì chuyền cho người tiếp theo đang giơ tay để phản biện hoặc bổ sung quan điểm. Mỗi sinh viên phải phát biểu ít nhất 3 lượt trong buổi thảo luận đó mới được cho điểm.

Các sinh viên ở Mỹ có sự chủ động nhất định trong việc học của mình. Những người phát biểu nhiều trong lớp thường nằm trong tốp dẫn đầu về thành tích học tập, vì họ phải rất tập trung mới có thể nghĩ ra câu hỏi để chất vấn giáo sư. Việc nghiên cứu khá phổ biến ở các đại học ở đây, đặc biệt là với sinh viên các ngành khoa học kỹ thuật.

Trong khi đó, tại Việt Nam nhiều học sinh giỏi nhưng khi tham gia thảo luận, giao lưu với người khác thì rất rụt rè, không chủ động. Mời các em phát biểu ý kiến thì các em ngại ngùng vì sợ sai, sợ bị nhắc nhở. Thầy cô nói sai cũng không dám cãi.

Thậm chí, ngay tại nhà nhiều em cũng bị tước đi cơ hội phản biện từ những người thân trong gia đình. Hễ trái ý cha mẹ là các em sẽ bị mắng, quy chụp là hư hỏng... Điều đó khiến cho các em không dám thể hiện tư duy phản biện của bản thân, luôn im lặng để an toàn, đôi khi trở nên ù lì, chậm chạp; người khác bảo sao làm vậy.

GPA không muốn thế. Chúng tôi muốn các em suy nghĩ khác đi. Các em cần được khuyến khích đi theo lối suy nghĩ mới, cách làm mới để không bị rơi vào bi kịch “tư duy lối mòn” nữa. Chúng tôi muốn các em mạnh mẽ, tự tin, sẵn sàng thể hiện mình trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời biết lắng nghe, ghi nhận những ý kiến trái chiều, phân tích đúng sai để có thái độ và hành động hợp lý.

Các khóa học tại GPA English được xây dựng theo phương pháp tư duy phản biện - hiện đang được áp dụng rộng rãi ở Canada và Mỹ

Chính vì thế, GPA không dạy tiếng Anh đơn thuần. Chúng tôi dạy tiếng Anh theo phương pháp tư duy phản biện. Minh Anh, học sinh lớp ECT tại GPA chia sẻ: “Học tiếng Anh theo kiểu thông thường, chúng em học – làm bài tập nhưng chưa chắc đã hiểu hết những gì mình viết. Còn học theo tư duy phản biện, học bao nhiêu hiểu bấy nhiêu. Đặc biệt là nhớ rất lâu, vì những gì là ý kiến của mình mình sẽ ấn tượng và khó quên. Bên cạnh đó, cách học này còn đòi hỏi mình phải tích lũy kiến thức, bởi muốn phản biện mà kiến thức không vững thì dễ đuối lý, thất bại. Mà em không thích như thế chút nào"

Nếu chỉ cần biết nghe-nói-đọc-viết tiếng Anh, học viên có thể không cần đến GPA. Nhưng chỉ giỏi nghe-nói-đọc-viết mà không nhanh nhạy tư duy, thiếu kỹ năng thì cũng khó thành công trong cuộc sống. Giá trị cốt lõi của việc học là các em nắm vững kiến thức thực sự, biết vận dụng chúng để bổ sung và phát huy toàn diện bản thân mình.

Bố mẹ có con trong lứa tuổi cấp 1 – cấp 3, đừng bỏ qua chương trình học tiếng Anh tư duy phản biện của GPA English. Nhập học ngay trong tháng 2 để được:

>> Học bổng trị giá 1.000.000 VNĐ

>> Bộ giáo trình bản quyền Oxford Discover